Phân biệt pantone màu C và U
Trong lĩnh vực thiết kế đồ họa và in ấn, việc hiểu rõ và phân biệt được các hệ màu là điều vô cùng quan trọng. Pantone màu C và U thì mỗi một màu có công thức pha màu riêng theo tỷ lệ chuẩn quốc tế dựa vào các màu cơ bản. Nó được dùng cho in ấn trên giấy, bao bì, nhựa, gỗ, kính, nhuộm vải, sơn, nội thất và phổ biến tât cả các loại ngành nghề… Dùng để so màu, hoặc đưa cho khách chọn màu. Mặc dù Pantone màu C và U đều được sử dụng chung nhưng sẽ có những khác biệt nhất định. Hôm nay mĩnh sẽ hướng dẫn các bạn cách phân biệt pantone màu C và U
Những cách Phân biệt pantone màu C và U
Pantone là một trong những sản phẩm phẩm mang tính trí tuệ. Bởi dựa vào bảng màu Pantone, các Designer khác nhau hay nhân viên kỹ thuật in có thể tra cứu và tạo ra các hiệu ứng màu sắc trùng khớp mà không cần phải liên lạc hay làm việc trực tiếp.
Dưới đây là các định nghĩa và cách Phân biệt pantone màu C và U.
Pantone C
Pantone C là viết tắt Coated. Coated (Tráng) là cách thể hiện màu được in trên giấy bóng hoặc tráng phủ (loại giấy có bề mặt láng bóng và mượt) để trông bản in như thế nào. Màu coated thường dùng loại mực in tốt hơn nên độ màu hiển thị sẽ đẹp hơn. Vì thế mà Designer nên chọn mua bảng màu coated. Với màu Coated, sau mã số – sẽ có thêm ký tự C. (122 C)
Pantone màu U
Pantone U là viết tắt Uncoated. Uncoated là màu không tráng, in trên giấy không tráng phủ (là loại giấy mờ) – cho nên bề mặt nhận mực in không tốt, khiến màu in có thể bị nhạt đi. Với màu Uncoated, sau mã số màu có ký hiệu U biểu thị (242 U).
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – –
Ngoài bảng màu pantone màu C và U, thì còn rất nhiều bảng màu khác nhằm giúp người dùng pha màu. Bạn có thể xem thêm:
Hi vọng với những kiến thức mình vừa chia sẻ sẽ giúp bạn phân biệt được Pantone màu U và C. Để có những giải pháp hiệu quả cho công việc của mình. Nếu bạn đang cần Mua pantone màu Mỹ Tại Việt Nam thì hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn giải pháp tốt nhất. Chúc các bạn có những sản phẩm tuyệt mỹ!
Trả lời